Tổng quan về thành Phố Quy Nhơn

Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định và là một trong 11 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Là một thành phố ven biển miền Trung, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là đất của người Champa.

1. Vị trí địa lý

Quy Nhơn là một thành phố ven biển Miền Trung

Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6024 km2(chiếm 1,8% diện tích cả nước), dân số khoảng là 1,6 triệu người (1,9% dân số so với cả nước). Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp biển Đông.

Trung tâm thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía nam trực thuộc tỉnh Bình Định, có chiều dài bờ biển hơn 40 km, diện tích tự nhiên khoảng 284 km2, dân số hơn 268 nghìn người, được chia thành 21 đơn vị hành chính (16 phường và 5 xã) trong đó có 04 xã đảo, bán đảo và 1 xã miền núi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả tỉnh Bình Định. Hai mặt tây và bắc thành phố giáp và phân cách với huyện Tuy Phước bởi sông Hà Thanh, phía nam giáp và phân cách với tỉnh Phú Yên bởi dãy núi Cù Mông ăn lan ra biển, phía đông là biển Đông.

 Vẻ đẹp long lanh của thành phố lúc lên đèn

2. Địa hình

Địa hình thành phố đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, và hải đảo, rất thuận lợi cho việc đón các hoàn lưu khí quyển từ biển tràn vào gây mưa to, gió lớn, ngập lụt. Mặt khác do địa hình vùng núi rất ngắn và dốc không có khả năng điều tiết lũ nên dòng chảy lũ rất lớn, dễ gây sạt lở. Tuy nhiên khi hết mưa là hết nước, nắng nóng triền miên bởi vậy Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định.

Quy Nhơn

 Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của thành phố

3. Tình hình phát triển kinh tế
Những năm gần đây, nét nổi bật nhất trong quá trình phát triển thành phố Quy Nhơn là tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Năm 2005, tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP như sau: nông, lâm, thủy sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ lần lượt đạt: 8,9% – 46,7% – 44,4%. Đến cuối năm 2007, tỷ lệ này là: 7,2% – 49,5% – 43,3%.

 Không gian thanh bình của thành phố ven biển

Đến 2010, dự kiến sẽ là: 5% – 50% – 45%. Theo định hướng phát triển thành đô thị loại I, đến năm 2013 tỷ lệ này là: 3% – 52%- 45%. Như vậy trong tương lai, Quy Nhơn sẽ trở thành thành phố Công nghiệp và dịch vụ. Về định hướng phát triển địa giới hành chính thành phố, dự kiến đến năm 2020 Quy Nhơn sẽ có 7 quận gồm 30 phường, xã với diện tích lên đến 335 km2 tương ứng với quy mô dân số 500 nghìn người.

Toàn cảnh thành phố và biển nhìn từ trên cao

Đặc sản của Quy Nhơn có món bún chả cá. Đây là món bún ngon không chỉ người dân trong tỉnh thích mà cả nước dường như mọi người vẫn xem đây là món khoái khẩu của mình. Ngoài ra còn có nem chua, bánh tráng, dừa trái Tam Quan, đều nổi tiếng Còn rượu thì có đệ nhất danh tửu bầu đá, giọt rượu trong vắt, khi rót nổi sủi tăm.

Link nguồn:https://mytour.vn/location/124-thanh-pho-quy-nhon.html

Biên tập bởi Đức Anh

Trả lời

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat