Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Trong những năm vừa qua, tận dụng thế mạnh về địa hình đồi núi, vị trí địa lý cũng như cảnh đẹp thiên nhiên, tỉnh Hòa Bình có sự phát triển rất mạnh về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Nhiều dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn, được đầu tư bài bản như Ivory, Legacy, Kim Bôi, Sakana Hòa Binh…được thị trường đón nhận nồng nhiệt
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số yếu tố về vị trí, văn hóa, giao thông cũng như kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình để các nhà đầu tư quan tâm thị trường bất động sản Hòa Bình có được những góc nhìn khái quát nhất.
Địa lý
Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km²
- Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
- Phía tây giáp tỉnh Sơn La
- Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở ; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt cao trung bình từ 100 – 200 m.
Giao thông
Các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Hòa Bình như:
- Quốc lộ 6 nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh tây bắc khác
- Quốc lộ 12B nối thẳng quốc lộ 6 kết nối với tỉnh Ninh Bình là con đường ngắn nhất từ tây bắc xuyên ra Biển Đông;
- Quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa;
- Quốc lộ 37C kết nối từ huyện Lạc Thủy tới qua Nho Quan – Ninh Bình và Ý Yên – Nam Định
- Quốc lộ 21A có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32 đia qua Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý. Điểm cuối là Hải Hậu – Nam Định
- Quốc lộ 21C đi qua huyện Lạc Thủy có điểm đầu là ngã ba giao cắt với Đường vành đai 3 (Hà Nội), điểm cuối là nút giao Mai Sơn, huyện Yên Mô- Ninh Bình
- Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21 đi qua Lạc Sơn, Yên Thủy
Hành chính
Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với thông số cụ thể trong bảng sau:
Dân cư
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Hòa Bình có 854.131 người. Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Tày chiếm 2,7%; người Dao chiếm 1,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 80km, kết hợp với các điều kiện tự nhiên, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Văn hóa du lịch
Các dân tộc sinh sống tại tỉnh Hòa Bình vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình, vừa bảo tồn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trong cộng đồng:
- Người Tày Thái sinh sống trong tỉnh có nhiều nét giống nhau trong phong tục và sinh hoạt.
- Dân tộc Mông trong tỉnh có múa khèn, múa ô…
- Người Mường có nền văn học dân gian phong phú như: trường ca Đẻ đất đẻ nước, hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng,…
- Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tính cộng đồng cao.
- Các vò rượu cần trong mỗi dịp lễ tết, hội hè của người Mường, người Thái là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong bản sắc của con người sinh sống trên mảnh đất miền hạ sông Đà…
Phong cảnh du lịch Hòa Bình
Là tỉnh miền núi, tỉnh Hòa Bình có Địa hình đồi núi trùng điệp với nhiều động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh… Điều này giúp mở ra những tuyến du lịch vô cùng độc đáo như đi bộ, săn bắn, tắm suối hay leo núi mạo hiểm.
Hồ Hòa Bình – biểu tượng của tỉnh là công trình kết hợp giữ sức người và thiên nhiên. Trong lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó các động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Chính vì thế, hồ Hòa Bình không chỉ phục vụ công tác thủy lợi mà đã được nhà nước quy hoạch để phát triển du lịch nghỉ dưỡng trong những năm sắp tới.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:
Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36 °C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh.
Thung lũng Mai Châu là một thung lũng với đồng lúa và những nếp nhà sàn được quy hoạch bảo tồn phục vụ du lịch.
Lương Sơn, huyện cửa ngõ nơi tiếp giáp với thủ đô Hà Nội tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, địa điểm giải trí.
Đà Bắc- một huyện vùng cao với cảnh quan nguyên sơ thích hợp cho du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa.
Ngoài ra còn rất nhiều hang động, thác nước, con suối với vẻ đẹp tự nhiên cung được rất nhiều khách du lịch yêu thích.